Thay ổ cứng emmc cho laptop

IT

eMMC là gì?

eMMC là viết tắt của “embedded Multi-Media Controller”, dùng để chỉ gói gồm bộ nhớ flash và bộ điều khiển bộ nhớ flash tích hợp ngay trên bo mạch. eMMC gồm ít nhất 3 bộ phận là MMC (thẻ đa phương tiện), bộ nhớ flash và bộ điều khiển bộ nhớ flash – tất cả được cung cấp trong gói BGA chuẩn.

Các ứng dụng nhúng ngày nay như camera kỹ thuật số, điện thoại thông minh, máy tính bảng thường lưu nội dung trên bộ nhớ flash. Trước đây cần có bộ điều khiển riêng để kiểm soát việc đọc, viết dữ liệu của các ứng dụng.

Tuy vậy, công nghệ bán dẫn phát triển cho phép tăng dung lượng lưu trữ, khiến việc dùng bộ điều khiển này làm việc bên ngoài bộ nhớ flash trở nên không hiệu quả. Do đó eMMC được phát triển, trở thành chuẩn để nhóm bộ điều khiển vào với bộ nhớ.

Ổ cứng emmc thay được không?
Ổ cứng emmc thay được không?

eMMC được dùng ở đâu?

eMMC được tích hợp vào các sản phẩm có nhu cầu sử dụng cao hiện nay như thiết bị di động, điện thoại di động, máy tính bảng, camera kĩ thuật số,….

eMMC cho tốc độ nhanh như thế nào?

Tiêu chuẩn hiện tại cho chuẩn lưu trữ eMMC là 5.1, có thể cung cấp hiệu quả truyền tín hiệu lên tới khoảng 400MB/s, ngang ngửa với SSD SATA.

Tuy nhiên, không chỉ tốc độ truyền dữ liệu tổng thể mới là yếu tố duy nhất quyết định xem hiệu suất của thiết bị sẽ bị ảnh hưởng như thế nào. Bộ nhớ lưu trữ eMMC thường hoạt động với số lượng cổng bộ nhớ ít hơn so với SSD, có nghĩa là nó vẫn có thể truyền dữ liệu ở cùng tốc độ với SSD, chỉ là sẽ có đôi chút khác biệt về mặt khối lượng dữ liệu mà thôi.

Để cho dễ hiểu, bạn hãy nghĩ về nó giống như một con đường. Càng nhiều làn đường nghĩa là sẽ càng có nhiều phương tiện có thể di chuyển được cùng một lúc. eMMC là con đường một làn với một chiều duy nhất, trong khi SSD lại như một tuyến đường cao tốc với nhiều làn đường. Bạn có thể di chuyển ở cùng một dải tốc độ trên cả 2 con đường này, nhưng số lượng phương tiện di chuyển được trên từng con đường sẽ rất khác nhau.

Nếu bạn muốn một cơ chế lưu trữ cho tốc độ phân phối dữ liệu nhanh nhất có thể, SSD PCIe sẽ là sự lựa chọn đáng cân nhắc. Một thiết bị hỗ trợ chuẩn PCIe có thể đạt tốc độ đọc lên tới 3.500 MB/s, còn tốc độ ghi sẽ chậm hơn một chút – rơi vào khoảng 2.100 MB/s – nhưng nhìn chung vẫn nhanh hơn rất nhiều so với chuẩn eMMC.

Không gian lưu trữ tối đa mà eMMC có thể đạt được là bao nhiêu?

Nếu đã từng sở hữu một chiếc máy tính xách tay hoặc máy tính bảng giá rẻ, bạn chắc hẳn không còn lạ gì với những con số như 32GB hoặc 64GB bộ nhớ trong. Đây là các kích thước phổ biến nhất của ổ lưu trữ eMMC, nhưng cá biệt bạn cũng có thể tìm thấy một vài thiết bị sử dụng eMMC có dung lượng lưu trữ lên tới 128GB. Ổ lưu trữ eMMC hoạt động tốt nhất với kích thước tệp nhỏ (tránh hiện tượng tắc nghẽn có thể dễ dàng xảy ra ở các cổng), vì vậy nếu bạn thường xuyên làm việc với các tệp có dung dung lượng lớn, SSD sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn.

Trong khi đó, các ổ SSD thường có sẵn với kích thước lớn hơn nhiều so với eMMC, thường dao động trong khoảng từ 128GB cho đến hàng terabyte, và tất nhiên giá bán cũng sẽ cao hơn tương đối. Trên thực tế, có không ít người mới đầu vì ham rẻ mà chọn mua eMMC nhưng sau đó lại phải chi kha khá tiền cho các dịch vụ lưu trữ đám mây hay mua thêm ổ cứng rời, dẫn đến việc số tiền cuối cùng phải bỏ ra lớn hơn rất nhiều so với khi mua SSD. Do đó, nếu công việc của bạn đòi hỏi phải lưu trữ một lượng lớn dữ liệu, đừng đắn đo mà hay đầu tư ngay vào một thiết bị SSD dung lượng lớn, tránh những phiền toái liên quan đến không gian lưu trữ về sau.

eMMC on Acer swift

Chuẩn tốc độ của ổ cứng SSD trên laptop

Các loại kết nối

Ổ cứng được chia làm 2 thông số chính là loại cổng kết nối và tốc độ ví dụ ổ cứng SSD M.2 NVME thì M.2 là chuẩn của cổng kết nối và NVME là chuẩn tốc độ, ổ cứng SSD SATA 3 thì SATA là chuẩn kết nối còn 3 là tốc độ.

eMMC on Acer swift

Ổ cứng SSD SATA 3

Cổng kết nối SATA là dạng kết nối đã được áp dụng từ lâu, ưu điểm của SATA là nó đã ra mắt được lâu nên rất dễ tương thích với laptop, máy tính của các thế hệ trước. Kết nối SATA chia ra làm 3 loại tốc độ SATA 1 2 và 3. Do SSD có tốc độ khá cao nên đa số các SSD đều dùng chuẩn SATA 3. Tốc độ của SATA 3 là vào khoảng 600 Mbps nhanh hơn SATA 2 gấp 3 lần.

SSD crucial
SSD crucial

Ổ cứng SSD M.2 SATA

Là một dạng nâng cấp của ổ cứng SSD SATA, ổ cứng M.2 SATA vẫn sử dụng tốc độ của cổng SATA nhưng kết nối thông qua giao thức M.2, điều này có nghĩa là kích thước sẽ nhỏ hơn khá nhiều so với ổ cứng SSD dùng giao tiếp SATA, ngoài ra do kết nối dạng module gắn vào bo mạch nên cổng M.2 sẽ không cần kết nối qua dây dẫn, hạn chế được rườm rà khi kết nối. Thường được trang bị cho các máy laptop mỏng nhẹ thời trang.

ssd trên laptop có thay được không
ssd trên laptop có thay được không

Ổ cứng SSD M.2 NVME (hay còn gọi là SSD M.2 PCIE)

Tương tự như M.2 SATA ổ cứng NVME cũng dùng chuẩn kết nối M.2 thông dụng tức là về kích thước và cách kết nối M.2 NVME và M.2 SATA là hoàn toàn như nhau. Khác biệt nằm ở tốc độ khi chuẩn NVME đã được nâng cấp sử dụng tốc độ của khe PCIE cho tốc độ cao hơn nhiều so với SATA, tốc độ trung bình của ổ cứng NVME là 3 Gbps gấp 5 lần so với SATA 3, làm giảm độ trễ đến mức thấp nhất. Ổ cứng Intel Optane cũng dùng chuẩn kết nối này.

ssd trên laptop có thay được không
ssd trên laptop có thay được không

Khác biệt giữa các chuẩn ổ cứng

SSD SATA 3 khác SSD M.2 SATA ở loại cổng kết nối nhưng không khác nhau ở tốc độ (cùng là SATA 3).

SSD M.2 SATA khác SSD M.2 NVME ở tốc độ nhưng có cùng loại kết nối, tốc độ của NVME là cao nhất trong 3 loại ổ cứng.

ssd trên laptop có thay được không
ssd trên laptop có thay được không

Lưu ý: tuy rằng M.2 SATA và M.2 NVME có cùng cổng cắm nhưng lại không thể thay thế cho nhau. Ví dụ máy hỗ trợ M.2 SATA thì chưa không hoạt động với ổ M.2 NVME và ngược lại, một số máy hỗ trợ cả 2 chuẩn thì có thể dùng được cả 2 loại ổ cứng.